Tag Archives: skill

EI @work – Trí tuệ cảm xúc (P3)

Kỹ năng #9: Khả năng cố vấn, định hướng người khác

Mô hình GROW có thể ứng dụng để cố vấn, định hướng:

Goal – Mục tiêu muốn đạt được

Current Reality – Hiện trạng

Options (or Obstacles) – Lựa chọn (hoặc Vật cản)

Will (or Way forward) – Ý chí (hoặc định hướng)

Goal – Đặt mục tiêu: quan trọng nhất của kỹ năng cố vấn là bạn cần trao đổi và đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho người mình hướng dẫn. Tốt nhất là mục tiêu đó cần SMART:

Specific: cụ thể

Measurable: đo lường được

Attainable: có thể đạt được

Realistic: thực tế

Time-bound: có giới hạn thời gian cụ thể

Kỹ năng #10: Khả năng quản trị xung đột

Để quản trị xung đột tốt cần vận dụng và kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau như:

Kỹ năng giao tiếp

Khả năng nhận thức cảm xúc bản thân

Khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi bản thân

Khả năng thấu cảm

Khả năng thích nghi

Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

Kỹ năng #11: Khả năng làm việc đội nhóm

Teamwork makes the dream work – Làm việc đội nhóm mới có thể cùng nhau xây dựng một giấc mơ chung. Teamwork không thể tách rời ra khỏi một công việc, dự án nào đó mà cả đội ngũ đang hợp tác hoàn thành.

untitled image

5 mảnh ghép quan trọng cho kế hoạch xây dựng đội nhóm:

  1. Mục tiêu chung: xác định rõ mục tiêu chung của cả team là gì và đóng góp của từng thành viên vào thành công chung của team là gì.

  2. Kết nối: xây dựng các hoạt động giúp thành viên trong team kết nối, chia sẻ, nuôi dưỡng quan hệ với nhau.

  3. Giao tiếp: xác định kênh và cách giao tiếp để team giao tiếp hiệu quả, chính xác, minh bạch.

  4. Cộng tác: xác định cách team làm việc, đưa ra quyết định chung một cách hiệu quả, thống nhất, ghi nhận công lao và đóng góp của từng thành viên.

  5. Ăn mừng: ghi nhận thành công chung, cùng nhau chúc mừng, ăn mừng, và truyền thông về thành công chung của team.

 

==/==

ref: nguyenphivan

EI @work – Trí tuệ cảm xúc (P2)

Kỹ năng #7: Nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức

*Bản đồ các nhóm quyền lực & chính trị trong một tổ chức

untitled image

– Bedfellows – cùng hướng khác đường: mức độ đồng thuận cao, mức độ tin tưởng thấp

Họ có thể rất đồng thuận với ý tưởng, nhưng không tin tưởng vào cách triển khai của tổ chức. Nhóm này vẫn có thể thuyết phục để nhìn sự việc một cách khác đi. Họ thường chọn lắng nghe và nói những điều có lợi hơn cho mình. Độ tin cậy vào nhóm này thấp vì họ có thể vừa ủng hộ đó lại lật cờ chỉ trích ngay sau đó. Bạn cần giữ quan hệ với họ nhưng cũng cần đề phòng họ chơi xấu.

– Adversaries: mức độ đồng thuận thấp, mức độ tin tưởng thấp

Nhóm này không thích và không tin tưởng tổ chức. Họ thường chống đối lại tất cả những gì tổ chức đưa ra. Đây là nhóm nguy hiểm mà tổ chức cần khắc chế. Do đó, bạn cũng cần giữ khoảng cách an toàn với nhóm này.

– Opponents: mức độ đồng thuận thấp, mức độ tin tưởng cao

Họ tin tưởng vào tổ chức nhưng không đồng ý hoặc nghi ngờ ý tưởng được đưa ra. Nhóm này có thể đưa ra những cách tiếp cận mới, nên việc đối thoại tích cực với họ là rất tốt cho tổ chức. Nhóm này có thể giúp bạn mở ra những cách làm mới, cách tiếp cận mới, và rất cần thuyết phục họ ủng hộ.

– Allies: mức độ đồng thuận cao, mức độ tin tưởng cao

Nhóm này tin tưởng vào cách làm và định hướng của tổ chức. Họ là nhóm đồng minh tin tưởng nhất của tổ chức. Tầm ảnh hưởng của họ cũng rất cao đối với các nhóm khác. Bạn cần xây dựng quan hệ tốt với nhóm này vì họ là những đồng minh rất cần thiết.

– Fence-sitters: mức độ tin tưởng thấp vì họ không có chính kiến, chỉ ngồi ở bờ rào xem gió thổi chiều nào. Nhóm này không là đồng minh cũng chẳng phải kẻ đối lập. Mỗi khi triển khai ý tưởng hay dự án gì cũng cần hỏi lại xem họ nghĩ sao, nếu không ủng hộ thì tại sao, và gieo hạt đồng thuận cho họ.

Hiểu và lèo lái được các dòng chảy quyền lực khác nhau trong 1 tổ chức sẽ giúp bạn vận hành dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. gười có EI là người làm được việc này một cách tự nhiên.

– Tham gia hoạt động của các đội nhóm trong tổ chức một cách có chiến lược

– Luôn cân nhắc và tìm hiểu góc nhìn của các thành phần ảnh hưởng khác nhau trong tổ chức trước khi đưa ra quyết định

– Chú ý ngôn ngữ hình thể và luôn lắng nghe tích cực

– Luôn tạo ấn tượng tốt một cách hết sức tự nhiên

Kỹ năng #8: Khả năng tạo ảnh hưởng

untitled image

Đây là khả năng tạo ảnh hưởng tích cực đến người khác, tạo ra những tương tác ý nghĩa để nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của họ.

– Cách 1: Sử dụng khả năng #7 của EI – Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành của tổ chức

– Cách 2: Truyền thông về bản thân & đội ngũ

truyền thông về những thành tích cũng như dự án, công việc mà mình và đội ngũ đang làm. Chính sự minh bạch và chia sẻ thông tin này giúp gia tăng độ tin cậy dành cho bạn và cho team của bạn. Cách này giúp tạo sự chú ý, tạo cơ hội cho bạn tham gia vào nhiều cuộc đối thoại, dự án, cơ hội mới cùng với các đội nhóm khác một cách chủ động, qua đó giúp tăng mức độ ảnh hưởng của bạn trong tổ chức.

– Cách 3: Xây dựng niềm tin

– Cách 4: Tận dụng các mối quan hệ

Người có khả năng ảnh hưởng xây dựng được nhiều quan hệ và network khác nhau trong công việc và đời sống, cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Khi cần, họ có thể vận động được các network quan hệ và nguồn lực trong và ngoài này để thực hiện các dự án, ý định

*ref: nguyenphivan

EI @work – Trí tuệ cảm xúc (P1)

untitled image

Kỹ năng #1: Khả năng nhận biết cảm xúc bản thân

Tôi là ai?

Thế mạnh của tôi là gì?

Điểm yếu của tôi là gì?

Cái gì là giá trị cốt lõi không thoả hiệp của tôi?

Tôi sợ hãi điều gì?

Mục đích sống của tôi là gì?

*Những cách rèn luyện bạn có thể thử nghiệm:

– Học thiền:

– Phản tư: dành thời gian tĩnh lặng một mình để phản tư về những việc mình làm hay cách mình phản ứng trong ngày. Việc bạn nhớ lại, quan sát sự việc ở thể thứ 3 sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn về cách bản thân đáp ứng hay phản ứng với sự việc bên ngoài. Từ đó, bạn sẽ có thể biết cách hiệu chỉnh và đưa ra các mẹo chữa phản ứng thiếu kiểm soát mỗi khi nó xảy ra.

– Viết nhật ký

Kỹ năng #2: Khả năng tự kiểm soát cảm xúc

*Hồi tưởng lại ký ức với các nội dung sau:

– Mô tả ngòi nổ: ngòi nổ này đến từ một con người, một cuộc đối thoại, một sự kiện, một món đồ ngăn cản bạn? Chuyện gì đã xảy ra và ai có liên quan?

– Mô tả cảm xúc: lúc đó bạn nghĩ gì? Cảm thấy thế nào? Cảm xúc đó mạnh mẽ cỡ nào? Cường độ lúc đó so với bây giờ ra sao?

– Mô tả cảm giác cơ thể: bạn có nắm chặt tay lại? Bao tử thắt lại? Nhiệt độ thay đổi? Cổ họng đóng lại?

– Mô tả thời gian: cảm xúc và cảm giác cơ thể lúc đó kéo dài bao lâu? Cái gì khiến bạn bị đẩy từ cường độ 0 đến 100 và quay về 0?

– Ký ức: lúc đó bạn đã kể chuyện gì cho bản thân? Bạn có nhớ là mình có suy nghĩ hay không?

Kỹ năng #3: Khả năng thích nghi

luôn expect the unexpected – vui vẻ đón nhận mọi trường hợp bất thường, không như ý xảy ra trong cuộc sống,

Nelson Mandala đã từng nói, “Đừng đánh giá tôi bằng sự thành công. Hãy đánh giá tôi bằng số lần tôi đứng lên sau khi vấp ngã.”

Winston Churchill thì phát biểu: “Nếu có phải đi qua địa ngục, hãy cứ bước đi!”

*Thích nghi là làm gì?

– Ngưng những gì mình đang làm

– Đánh giá lại tình hình

– Nhận dạng nhu cầu / yêu cầu mới

– Đánh giá lại khả năng triển khai

– Tìm ý tưởng / giải pháp mới từ nhiều nguồn

– Kiểm tra lại giá trị tạo ra

– Thay đổi mô hình kinh doanh / mô hình tiếp cận

– Tái định vị bản thân / tổ chức

Kỹ năng #4: Tâm thế tích cực

Tích cực có thể rèn luyện được, bằng cách tập trung vào củng cố những trải nghiệm tích cực mang lại kết quả tích cực. Ví dụ, thay vì nói thẳng thắn có thể gây ra mâu thuẫn thì nên hỏi thẳng thắn mang lại ích lợi gì, và lần gần nhất bạn thẳng thắn thì kết quả tích cực là gì.

Bạn cũng có thể rèn luyện tâm thế tích cực bằng cách phản tư trên 3 câu hỏi mỗi ngày:

– Mình đã làm tốt việc gì hôm nay?

– Mình đã học được điều gì mới?

– Mình biết ơn điều gì?

Tích cực là lựa chọn, và tích cực cần rèn luyện. Bạn càng dụng công rèn luyện thì càng ngày bạn càng tích cực. Người có EI là người tích cực tự nhiên và vì vậy họ mới thành công.

Kỹ năng #5: Khả năng định hướng kết quả

*Giá trị bản thân vs. giá trị tổ chức

Người có EI chọn mục đích sống và giá trị của bản thân trùng với mục đích và giá trị của tổ chức. Thường thì, khi mục đích cá nhân và tổ chức sống hoà thuận với nhau, bạn không biết mệt mỏi, không ngại gian nan, không xem việc đang làm là công việc nữa mà là hành trình của chính bản thân mình. Cho nên, bạn tự nhiên và đương nhiên luôn hướng về hiệu quả, kết quả và chiến đấu không ngừng nghỉ vì những gì mình đã tin vào.

*Người có khả năng định hướng kết quả họ làm gì?

– Đặt ra mục tiêu thực tế cho bản thân vả đội ngũ

– Thực hiện những việc có ý nghĩa vì đi theo mục đích sống của bản thân

– An yên trải qua mọi khó khăn

– Tin tưởng vào khả năng

– Cam kết vượt qua mọi thử thách để đạt được kết quả

– Luôn quan tâm đến phản hồi để cải tiến liên tục

Kỹ năng #6: Empathy – Khả năng thấu cảm

Lợi ích của khả năng thấu cảm:

– Giúp bạn xây dựng được quan hệ xã hội bằng cách hiểu cách người khác nghĩ và cảm nhận. Nhờ vậy, bạn dễ dàng biết cách ứng xử trong các trường hợp xã hội khác nhau. Người có quan hệ xã hội luôn có sức khoẻ vật lý và tinh thần tốt hơn người khác.

– Thấu cảm giúp bạn hiểu người khác và qua đó hiểu cách kiểm soát hành vi và cảm xúc bản thân, ngay cả trong trường hợp bị stress hay trong các vấn đề rất choáng về cảm xúc.

– Thấu cảm khiến bạn hay giúp đỡ người khác hơn, và vì vậy người khác cũng hay giúp đỡ bạn hơn.

 

==/===

*ref: nguyenphivan