EI @work – Trí tuệ cảm xúc (P2)

Kỹ năng #7: Nhận thức cấu trúc vận hành tổ chức

*Bản đồ các nhóm quyền lực & chính trị trong một tổ chức

untitled image

– Bedfellows – cùng hướng khác đường: mức độ đồng thuận cao, mức độ tin tưởng thấp

Họ có thể rất đồng thuận với ý tưởng, nhưng không tin tưởng vào cách triển khai của tổ chức. Nhóm này vẫn có thể thuyết phục để nhìn sự việc một cách khác đi. Họ thường chọn lắng nghe và nói những điều có lợi hơn cho mình. Độ tin cậy vào nhóm này thấp vì họ có thể vừa ủng hộ đó lại lật cờ chỉ trích ngay sau đó. Bạn cần giữ quan hệ với họ nhưng cũng cần đề phòng họ chơi xấu.

– Adversaries: mức độ đồng thuận thấp, mức độ tin tưởng thấp

Nhóm này không thích và không tin tưởng tổ chức. Họ thường chống đối lại tất cả những gì tổ chức đưa ra. Đây là nhóm nguy hiểm mà tổ chức cần khắc chế. Do đó, bạn cũng cần giữ khoảng cách an toàn với nhóm này.

– Opponents: mức độ đồng thuận thấp, mức độ tin tưởng cao

Họ tin tưởng vào tổ chức nhưng không đồng ý hoặc nghi ngờ ý tưởng được đưa ra. Nhóm này có thể đưa ra những cách tiếp cận mới, nên việc đối thoại tích cực với họ là rất tốt cho tổ chức. Nhóm này có thể giúp bạn mở ra những cách làm mới, cách tiếp cận mới, và rất cần thuyết phục họ ủng hộ.

– Allies: mức độ đồng thuận cao, mức độ tin tưởng cao

Nhóm này tin tưởng vào cách làm và định hướng của tổ chức. Họ là nhóm đồng minh tin tưởng nhất của tổ chức. Tầm ảnh hưởng của họ cũng rất cao đối với các nhóm khác. Bạn cần xây dựng quan hệ tốt với nhóm này vì họ là những đồng minh rất cần thiết.

– Fence-sitters: mức độ tin tưởng thấp vì họ không có chính kiến, chỉ ngồi ở bờ rào xem gió thổi chiều nào. Nhóm này không là đồng minh cũng chẳng phải kẻ đối lập. Mỗi khi triển khai ý tưởng hay dự án gì cũng cần hỏi lại xem họ nghĩ sao, nếu không ủng hộ thì tại sao, và gieo hạt đồng thuận cho họ.

Hiểu và lèo lái được các dòng chảy quyền lực khác nhau trong 1 tổ chức sẽ giúp bạn vận hành dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. gười có EI là người làm được việc này một cách tự nhiên.

– Tham gia hoạt động của các đội nhóm trong tổ chức một cách có chiến lược

– Luôn cân nhắc và tìm hiểu góc nhìn của các thành phần ảnh hưởng khác nhau trong tổ chức trước khi đưa ra quyết định

– Chú ý ngôn ngữ hình thể và luôn lắng nghe tích cực

– Luôn tạo ấn tượng tốt một cách hết sức tự nhiên

Kỹ năng #8: Khả năng tạo ảnh hưởng

untitled image

Đây là khả năng tạo ảnh hưởng tích cực đến người khác, tạo ra những tương tác ý nghĩa để nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của họ.

– Cách 1: Sử dụng khả năng #7 của EI – Khả năng nhận thức cấu trúc vận hành của tổ chức

– Cách 2: Truyền thông về bản thân & đội ngũ

truyền thông về những thành tích cũng như dự án, công việc mà mình và đội ngũ đang làm. Chính sự minh bạch và chia sẻ thông tin này giúp gia tăng độ tin cậy dành cho bạn và cho team của bạn. Cách này giúp tạo sự chú ý, tạo cơ hội cho bạn tham gia vào nhiều cuộc đối thoại, dự án, cơ hội mới cùng với các đội nhóm khác một cách chủ động, qua đó giúp tăng mức độ ảnh hưởng của bạn trong tổ chức.

– Cách 3: Xây dựng niềm tin

– Cách 4: Tận dụng các mối quan hệ

Người có khả năng ảnh hưởng xây dựng được nhiều quan hệ và network khác nhau trong công việc và đời sống, cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Khi cần, họ có thể vận động được các network quan hệ và nguồn lực trong và ngoài này để thực hiện các dự án, ý định

*ref: nguyenphivan

Leave a comment